TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản. Đối với trẻ em thường có 2 dạng là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý. Cách điều trị chứng bệnh này như thế nào, cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé. 

1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Như đã nói ở trên thì trào ngược dạ dày ở trẻ em có 2 dạng là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý. Do đó nguyên nhân cũng có hai loại nguyên nhân bao gồm:

Nguyên nhân sinh lý

  • Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Ở trẻ nhỏ, hệ thống tiêu hóa và dạ dày chưa hoàn thiện, hơn nữa, dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn.

  • Cơ thắt thực quản chưa phát triển: Cơ thắt thực quản hoạt động đóng mở không hiệu quả, dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản.

  • Thức ăn tiêu thụ mỗi ngày: Trẻ em thường hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua sữa hay cháo. Những sản phẩm này đều ở dạng mềm lỏng nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ ở cơ vòng.

  • Uống sữa ngoài: Trẻ em sử dụng sữa bò sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện trào ngược dạ dày hơn bú sữa mẹ. Do sữa bò tiêu hóa chậm nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn.

  • Tư thế cho bé bú: Thông thường trẻ hay được cho bú ở tư thế nằm ngang, đặc biệt là vào lúc ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này, dạ dày sẽ nằm ngang và dễ khiến sữa khi xuống đến dạ dày lại bị trào ngược lên miệng.

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ mắc phải chứng trào ngược dạ dày như thoát vị cơ hoành hay sa dạ dày ở mức độ nặng. Các bệnh này làm suy yếu cơ thắt phần thực quản dưới, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản và thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Một số trẻ cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim…

2. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thường gặp

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm và chưa nhận thức được nhiều nên việc khai thác triệu chứng cũng như điều trị rất khó khăn. Đặc biệt là chứng trào ngược dạ dày thường rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh điển hình mà bố mẹ cần chú ý ở trẻ:

  • Chán ăn, nuốt đau ở đoạn cổ và lồng ngực: tình trạng trào ngược thường xuyên làm trẻ mệt mỏi, chán ăn, giảm vị giác, mất vị ngon của thức ăn.

  • Ợ nóng, khó chịu ở dạ dày, đau rát và nóng trong cổ họng: Đây là triệu chứng phổ biến và dễ bắt gặp nhất ở trẻ khi bị trào ngược dạ dày. Khi axit tiết ra từ niêm mạc dạ dày trào lên vùng thực quản sẽ xảy ra hiện tượng này.

  • Đầy hơi, khó tiêu và dễ buồn nôn: Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày này phổ biến nhất là ở phụ nữ mang thai. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.

  • Trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng ho kéo dài, thậm chí viêm thanh quản: Axit khi tiếp xúc với thanh quản và vòm họng sẽ gây ra những cơn ngứa dai dẳng. Người bệnh sẽ ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, gây ra hiện tượng khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời còn gây viêm thanh quản.

  • Đau ngực: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn gây ra cảm giác đau ngược cho một số đối tượng. Triệu chứng này không gặp thường xuyên nhưng cũng là một triệu chứng đáng được quan tâm.

3. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng một số thực phẩm và thảo dược thiên nhiên

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản bố mẹ nên chú ý nhiều đến khẩu phần ăn và chế độ sinh hoạt của bé hằng ngày. Vì đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Một số thực phẩm bố mẹ nên bổ sung để điều trị trào ngược dạ dày cho bé:

Nghệ & mật ong

Nghệ, mật ong được sử dụng như một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày cho bé mà nó còn hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.

Sữa chua

Sữa chua giúp bé tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Nên cho bé sử dụng sữa chua hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn khi đói.

Đạm dễ tiêu

Các loại đạm dễ tiêu bao gồm: Thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn. Những loại đạm này góp phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với trẻ bị trào ngược dạ dày.

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và là một phương pháp chữa trị hoàn toàn tự nhiên cho chứng ợ nóng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. Bố mẹ có thể thêm củ gừng nghiền hoặc thái lát vào các món ăn hằng ngày của bé hoặc pha trà gừng uống để giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày.

Bột yến mạch

Yến mạch là một món ăn sáng nhanh gọn, nhiều chất xơ cho bé. Hơn nữa, loại ngũ cốc này có thể hấp thụ axit và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Mỗi sáng, bạn chỉ cần bỏ yến mạch vào sữa ấm để bé uống hoặc rắc yến mạch lên sữa chua ăn với trái cây tươi giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Các loại cá

Cá thường có ít axit, ít chất béo mà lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể của trẻ. Bạn có thể chọn các loại cá mình thích như cá hồi, cá chép, cá ngừ…

Thảo dược thiên nhiên

Nha đam, cam thảo, gừng, nghệ, mai mực là những dược liệu tự nhiên giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày cực hiệu quả. Cốm Dạ Dày CURMIN BÌNH VỊ Granules chứa thành phần các thảo dược tự nhiên gồm Nghệ vàng, Ô tặc cốt, Curcumin, Chè dây giúp cắt cơn nóng rát trào ngược tại dạ dày nhanh chóng. Sản phẩm đặc trị cho các đối tượng

  • Người bị trào ngược dạ dày - thực quản

  • Người đang bị cơn đau, rát dạ dày

  • Người ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị do viêm loét dạ dày-tá tràng cấp và mãn tính

  • Người muốn dự phòng cơn đau dạ dày HP tái phát

Cốm Dạ Dày CURMIN BÌNH VỊ Granules là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798.16.16.16 - 0708.18.66.60 - 0828.88.1616 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí.

Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm tại:

Website: http://binhvi.com/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/CurminBinhVi/ 

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Hy vọng bài viết trên là những lời khuyên bổ ích cho bố mẹ để giúp giảm nhanh các triệu chứng do trào ngược dạ dày ở trẻ em. Chứng bệnh này chủ yếu là do thói quen ăn uống không điều độ do đó phòng bệnh hơn chữa bệnh, rèn luyện cho con những thói quen tốt ngay từ bé bố mẹ nhé.



0 nhận xét trong bài " TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ"

Đăng nhận xét